Có thể nói kinh doanh được xem là một loại nghệ thuật, người làm kinh doanh giỏi còn được ví như người nghệ sĩ tài ba. Bởi kinh doanh là một quá trình nghiêm túc, không chỉ cần vận dụng đầu óc mà còn cần đến cái tâm thật sự của người đam mê. Những câu chuyện ngụ ngôn vốn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc nay đã được lồng ghép những câu chuyện về kinh doanh. Để cùng nhận về những bài học hay và quý báu, mời quý đọc giả cùng xem qua những mẫu chuyện đáng suy ngẫm sau đây nhé!
Thỏ già và thỏ trẻ
Một ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải bèn gọi lại hỏi chuyện
– Tại sao cháu lại chạy loạn lên thế?
– Bác không biết là mùa săn bắn đã đến rồi sao?
– Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháu hãy biến mình thành một cây to, dù người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một cái cây.

– Cách này thật tuyệt! Sao trước đây cháu không nghĩ ra nhỉ? Cám ơn bác nhiều lắm.
Thỏ già lại nhẹ nhàng rảo bước trong rừng. Được một lúc nó nghe tiếng thỏ trẻ đuổi theo:
– Bác ơi, nhưng làm thế nào để biến được thành một cái cây?
Thỏ già đứng lại, nhún vai nói:
– Chàng trai, ta đã đưa cho cháu một cách tốt, cháu phải cảm ơn ta chứ không nên làm phiền ta bằng những câu hỏi đó. Cháu nên tự mình suy nghĩ mới phải chứ.
Bài học được rút ra từ câu chuyện:
Thực tế cho thấy rằng, trong việc kinh doanh một chiến lược tốt được vạch ra thế nhưng lại không triển khai thực hiện thật tốt, thì chiến lược đó hầu như không mang đến giá trị gì cả.
>>> Đón đọc ngay: 100+ Đầu Sách Chiến Lược Hay Nhất Tại Newshop
Mèo đen mời khách
Mèo đen mời sơn dương đến nhà dùng bữa. Sơn dương khoái lắm, bèn vác bụng rỗng đến chỗ mèo đen. Mèo đen đã chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn: nào là thịt chuột nướng, da chuột chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chân chuột nướng… để thiết đãi.
Thấy sơn dương đến, mèo đen mừng lắm, vồn vã mời sơn dương ăn, và mình cũng ngồi ăn ngon lành.

Sơn dương cũng ngồi yên một chỗ, dù bụng đang đói cồn cào, vì nó chẳng hề hứng thú gì với mấy món này. Sơn dương ngập ngừng nói:
– Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả!
Nói rồi, sơn dương bèn ra ngoài vườn ngấu nghiến gặm cỏ. Mèo đen chợt hiểu ra vấn đề, cười phá lên. Còn sơn dương thì vừa chén cỏ vừa sung sướng kêu ”be be” để cảm ơn thịnh tình của mèo đen.
Bài học được rút ra từ câu chuyện:
Ta không thể phủ nhận rằng nhu cầu của khách hàng vô cùng phong phú và đa dạng. Vì thế nếu một công ty cho ra đời sản phẩm mới, và cứ luôn cho rằng các đối tượng khách hàng đều sẽ thích nó thì đó là quan niệm sai lầm. Bởi điều bạn cần chính là đứng trên lập trường của khách hàng để phân tích, suy nghĩ rằng vấn đề thì điều này có xảy ra không?
>>> Đón đọc ngay: Top Sách Marketing Và Bán Hàng Siêu Thú Vị Tại Newshop
Bầy cừu và những con sói
Một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng.
Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng.

Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều.
Bài học được rút ra từ câu chuyện:
Ta có thể thấy rằng, chính những hiểm nguy từ cuộc sống lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Với các công ty, doanh nghiệp cũng vậy, chỉ có thể hoạt động mạnh mẽ hơn khi luôn giữ ý thức về nguy cơ xảy ra trong công việc để không đắm chìm trong thành công. Đặc biệt, điều quan trọng là ta cần phải học cách kiểm soát những nguy cơ này để nó chỉ tạo ra những điều có lợi, vì nếu không sẽ tương tự như câu chuyện trên, đàn sói sẽ ăn hết đàn cừu của bạn khi bạn vô tình không để ý đến.
>>> Đón đọc ngay: Kho Tàng Sách Quản Trị Hay Nhất Mọi Thời Đại Tại Newshop
Cuộc đua của những chú ếch
Một ngày nọ, xảy ra một cuộc đua của những chú ếch. Mục tiêu cuộc đua là leo lên đến đỉnh của một toà tháp cao.
Có rất nhiều khán giả đến xem và cổ vũ cho cuộc đua.
Cuộc đua bắt đầu.. quyết liệt và đầy phấn khởi.
Tuy nhiên, đối với đa số nhiều khán giả, việc một chú ếch leo được lên đỉnh ngọn tháp là điều không thể. Chính vì thế, thay vì cổ vũ cho các chú ếch, họ lại gào lên ..”Thôi đi, làm sao mà leo lên đến đỉnh tháp được?”… hoặc là “Các cậu không thể nào làm nổi việc đó..”

Đôi khi triết lý kinh doanh có thể rất dễ hiểu và dễ lĩnh hội bởi những câu chuyện nhỏ
Một số chú ếch bắt đầu dừng lại, một số khác vẫn tiếp tục với tư tưởng bị lung lạc. Duy nhất chỉ có một chú ếch dường như không để ý đến những sự bàn tán mà vẫn miệt mài trèo lên.
Cuộc đua tiếp tục và có phần chậm lại…mệt mỏi và phân tâm.
Những tiếng gào thét bên ngoài vẫn tiếp tục …
Và gần như tất cả các chú ếch dừng lại và chấp nhận thất bại…Duy chỉ có một chú vẫn tiếp tục miệt mài trèo lên..
Và cuối cùng chú cũng leo lên đến đỉnh ngọn tháp..
Tất cả mọi người sững sờ và đều muốn biết nguồn động lực nào khiến chú ếch có thể làm được một điều gần như là không tưởng?
Một khán giả chạy đến hỏi và nhận ra rằng: chú ếch … bị điếc.
Bài học được rút ra từ câu chuyện:
Đừng bao giờ để ý và lưu tâm đến lời nói của những người mang thói quen cũng như tư duy tiêu cực. Bởi chính họ sẽ lấy mất đi những hoài bão, ước mơ của các bạn. Hãy luôn tự nhủ với bản thân bạn sức mạnh và giá trị của lời nói mà bạn nghe được để có thể suy nghĩ, tuy duy một cách tích cực. Đặc biệt, hãy luôn tiến về phía trước ngay cả khi nghe được những lời nói rằng bạn không thể và sẽ không đạt được các mục tiêu, ước mơ của bạn. Chỉ như thế bạn mới có thể lên đến đỉnh ngọn tháp của đời mình.
>>> Đón đọc ngay: 500+ Đầu Sách Cho Người Thành Đạt Đặc Sắc Tại Newshop
Hi vọng những mẫu chuyện ngụ ngôn cùng các bài học về kinh doanh Newshop gửi gắm sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm. Chúc các bạn thành công!